Cấp cứu thành công bệnh nhân vỡ động mạch nhờ ứng dụng chiến lược quản lý đường thở khó

Trong giây phút ngắn ngủi giành giật sự sống cho bệnh nhân, quy trình đồng bộ cả ê-kíp cấp cứu về “Quản lý đường thở khó” đã thành công đưa bệnh nhân trở về từ “cửa tử”.

2 phút thần tốc khai thông đường thở cho bệnh nhân nguy kịch

Ngay khi tiếp nhận bệnh nhân T.Đ, ê-kíp cấp cứu Hồng Ngọc nhận định đây là bệnh nhân tiêu biểu có yếu tố đường thở khó: tiền sử ung thư lưỡi di căn, cổ ngọeo cứng bên phải do biến chứng xạ trị và xơ hóa tiên lượng không thể thông khí bằng mask (mặt nạ) mặt; vùng miệng đã phẫu thuật biến đổi giải phẫu tiên lượng không thể đặt nội khí quản qua đường miệng.

Trước đó 2 ngày, bệnh nhân đã thất bại đặt nội khí quản tại 1 bệnh viện khác. Trong tình trạng nguy kịch, ổ giả phình mạch vỡ, vết thủng lớn, chảy máu phun thành tia, bệnh nhân gần như mất ý thức.

Sau 2 phút, phương án xử trí được đưa ra, nhân lực, vật lực cần thiết đã sẵn sàng. Ê-kíp Gây mê hồi sức phối hợp với bác sĩ phẫu thuật Tai Mũi Họng quyết định đặt nội khí quản qua đường mũi bằng hệ thống nội soi ống mềm, giúp khai thông đường thở cho bệnh nhân.From: nhà cái casino online

ThS.BS Nguyễn Thị Thu Ba – Trưởng khoa Gây mê Hồi sức Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) Hồng Ngọc – người trực tiếp tham gia cấp cứu cho bệnh nhân Đ. cho biết: “Khó khăn lớn nhất khi xử trí ca bệnh cấp cứu có yếu tố đường thở khó là làm sao đưa ra phương án thật nhanh chóng và ê-kíp cần có tư duy đồng bộ, lập tức hiểu ý, tập trung nhanh nhất nhân sự, vật tư để tiến hành cấp cứu.

Như trong trường hợp anh Đ, chúng tôi mất chưa đến 2 phút để quyết định và tiến hành đặt nội khí quản qua đường mũi bằng nội soi ống mềm, không gây mê, thông khí thành công cho bệnh nhân”.

Trong giây phút nguy nan, nhờ sự nhanh chóng và phối hợp nhịp nhàng của ê-kíp, bệnh nhân T.Đ.thoát khỏi “cửa tử”, thông khí an toàn để tạo điều kiện cho ê-kíp Tim mạch can thiệp thực hiện đặt stent vá lỗ thủng ở động mạch cảnh.

Chiến lược Quản lý đường thở khó (DAS) – “kim chỉ nam” cho trường hợp cấp cứu có yếu tố đường thở khó

Anh ĐFrom: web game casino. là bệnh nhân tiêu biểu, may mắn thoát nguy kịch nhờ kịp thời khai thông đường thở, qua đó được gây mê an toàn. Từ ca bệnh của anh Đ, bài toán chung được đặt ra trong mọi trường hợp cấp cứu là dựa vào tiêu chí nào để ê-kíp cấp cứu – gây mê đánh giá, phân loại đối tượng bệnh nhân có yếu tố đường thở khó, từ đó nhanh chóng đưa ra quyết định xử trí cá thể hóa. Quan trọng nhất là sự đồng bộ, hiểu ý, chuẩn bị đầy đủ nhân lực và vật lực.

Với yêu cầu trang bị cho các bác sĩ kỹ năng tiên lượng mức độ khó khăn trong kiểm soát đường thở và khả năng triển khai phương án gây mê phù hợp với từng đối tượng, “DAS – Chiến lược quản lý đường thở khó” đã được Liên minh thế giới về quản lý đường thở WAAM xây dựng.

BVĐK Hồng Ngọc ứng dụng quy trình DAS thường quy lên 100% bệnh nhân cấp cứu, gây mê từ nhiều năm nay và cho thấy hiệu quả rõ rệt.

ThS.BS Nguyễn Thị Thu Ba cho biết: “Để áp dụng được quy trình này, tất cả nhân viên y tế Hồng Ngọc đều được đào tạo bài bản để có tư duy đồng bộ, thuộc nằm lòng quy trình DAS. Chúng tôi cũng áp dụng hướng dẫn, linh hoạt thiết kế xe cấp cứu đường thở khó DAS với 4 ngăn riêng biệt đầy đủ dụng cụ cần thiết tương ứng với 4 kế hoạch xử trí theo hướng dẫn của DAS, giúp ê-kíp sẵn sàng toàn bộ vật tư đẩy đến nơi cần thiết để thông khí an toàn cho bệnh nhân phẫu thuật cũng như cấp cứu”.

Với mong muốn phổ biến rộng rãi “DAS – Chiến lược quản lý đường thở khó”, mới đây, BVĐK Hồng Ngọc cùng Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức, Hội gây mê Hồi sức Việt Nam, Liên minh Thế giới về Quản lý đường thở (WAAM) và tổ chức từ thiện Facing The World đã tổ chức Hội nghị “Quản lý đường thở WAAM 2024” lần đầu tiên tại Việt Nam.

Hội nghị chỉ rõ vai trò của tiếp cận đường thở khó theo các bước cũng như cập nhật những phương tiện, phát minh mới trong các ca bệnh có đường thở khó, cách ứng dụng DAS trong từng trường hợp bệnh lý giúp hạn chế tối đa biến chứng trong gây mê.

“Hướng dẫn của DAS ra đời như kim chỉ nam giúp mỗi thành viên trong ê-kíp cấp cứu biết cần làm gì, chuẩn bị gì để phối hợp nhịp nhàng với nhau. Tôi tin rằng trong tương lai, việc nhận thức và áp dụng Chiến lược quản lý đường thở sẽ được phổ biến và nhân rộng ở nhiều bệnh viện tại Việt Nam, tăng tỷ lệ an toàn thông khí cho các ca cấp cứu hay phẫu thuật”, bác sĩ Thu Ba – Trưởng khoa Gây mê Hồi sức BVĐK Hồng Ngọc chia sẻ.

Trong giây phút ngắn ngủi giành giật sự sống cho bệnh nhân, quy trình đồng bộ cả ê-kíp cấp cứu về “Quản lý đường thở khó” đã thành công đưa bệnh nhân trở về từ “cửa tử”. 2 phút thần tốc khai thông đường thở cho bệnh nhân nguy kịch Ngay khi tiếp nhận bệnh…